Mở đại lý sữa có lời không? 6 Lưu ý để kiếm lời hàng trăm triệu mỗi tháng

d-ahamove-tools-images-mo-dai-ly-sua-blog-jpg

Nhu cầu của người dân về sữa ngày một tăng cao, tuy nhiên việc mở đại lý sữa chưa bao giờ là dễ dàng. Hôm nay hãy cùng AhaMove giải đáp những băn khoăn của bạn để công việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn nhé.


MỤC LỤC

1. Muốn mở đại lý bán sữa cần bao nhiêu vốn?

2. Chọn hình thức nhập hàng nào?

3. Chọn loại sữa như thế nào để bán?

4. Bảo quản hàng hoá.

5. Lợi nhuận đến từ đâu?

6. Các loại thuế cần đóng.

1. Muốn mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Điều này tùy thuộc rất nhiều vào nhóm khách hàng bạn lựa chọn. Tuy nhiên nếu chỉ định nhập 2-4 lon mỗi loại ban đầu để dò thử nhu cầu của khách hàng cũng như dễ xoay vòng vốn, thì tối thiểu cần 100 triệu.

Ngoài ra còn những chi phí khác bạn nên lưu tâm như:

  • Chi phí thuê mặt bằng (5-15 triệu tháng sẽ được tầm 15-25m tùy vào vị trí)
  • Chi phí mua trang thiết bị như tủ cấp đông, giá kệ, giỏ đựng…
  • Các thiết bị bán hàng (5-10 triệu)
  • Tiền nhập hàng
  • Các loại tiền khác như tiền điện, nước, tiền giấy phép, thuế…

Nói chung bạn cần chuẩn bị sẵn từ 200-500 triệu đồng trước khi bắt đầu kinh doanh. Đối với các mô hình kinh doanh bán buôn, bán lẻ lớn thì cần từ 500 triệu đến 1 tỷ để đảm bảo đầy đủ các thiết bị và hàng cần thiết.

2. Nên chọn hình thức nhập hàng nào?

Có rất nhiều cách nhập hàng khác nhau, trong đó tiêu biểu có thể kể đến:

Nhập hàng từ công ty

Bạn cần đăng ký chỉ tiêu nhập đầu mỗi tháng. Cuối tháng bạn sẽ nhận được mức trả thưởng chiết khấu tương ứng.

Nhập hàng từ đại lý

Phương thức này linh hoạt hơn rất nhiều. Bởi bạn muốn lấy bao nhiêu cũng được, chiết khấu được tính ngay lập tức không cần đợi đến cuối tháng. Bạn lấy càng nhiều hàng, chiết khấu càng cao. 

Nhập hàng từ sữa ngoại xách tay

Nhiều gia đình hiện nay ưa thích sữa ngoại bởi chất lượng tốt. Mặc dù các dòng sữa này thường có giá thành khá cao nhưng được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Bạn có thể nhập sữa ngoại từ nguồn xách tay hoặc nhập khẩu chính ngạch từ các công ty hay đại lý phân phối.

Sau khi lựa chọn được nguồn hàng uy tín, khâu vận chuyển cũng là điều đáng lưu tâm. Với việc vận chuyển số lượng lớn, lại là mặt hàng cần bảo quản nghiêm ngặt, dễ vỡ, lựa chọn hình thức xe tải là điều vô cùng cần thiết.


Hiện nay AhaMove đang triển khai dịch vụ xe tải tại các thành phố lớn. Với bảng giá minh bạch, chi phí siêu rẻ cùng đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, xe tải AhaMove là lựa chọn rất tốt cho công việc kinh doanh của bạn.

3. Nên chọn loại sữa nào để kinh doanh?

Nếu hoàn toàn mới bắt đầu và chưa hiểu nhu cầu của khách hàng, bạn nên nhập mỗi loại 2-4 hộp và quan sát xem dòng nào bán chạy nhất để nhập những lầ sau. Nên chỉ chuyên bán sữa thay vì nhiều sản phẩm khác bởi thế sẽ tạo được độ uy tín cao đối với khách hàng.


Ngoài ra khi chọn loại sữa để kinh doanh cần chú ý đến 3 yếu tố: chất lượng của sữa, lượng tiêu thụ và lợi nhuận kinh doanh của bạn. Bạn nên xác định xem dòng sữa nào đảm bảo được những yếu tố này để phát triển kinh doanh tốt hơn.


Một gợi ý cho bạn là làm đại lý sữa Vinamilk. Bởi đây là thương hiệu đã có tên tuổi lớn trên thị trường, sản phẩm đa dạng, giá cả lại hợp lý. Lúc mới bắt đầu kinh doanh, lựa chọn sản phẩm uy tín sẽ giúp khách hàng an tâm hơn.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cà phê nhỏ: Đừng mắc phải 5 sai lầm dưới đây

4. Bảo quản và kiểm soát hàng hóa như thế nào?

Kinh nghiệm mở đại lý sữa cho thấy, đối với mặt hàng sữa là loại hàng được tiêu thụ liên tục, bạn nên trang bị các loại máy móc để quản lý lợi nhuận, hàng bán ra và hàng tồn. 

Sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá khá cao tuy nhiên hạn sử dụng lại ngắn. Có loại hạn sử dụng 1-3 năm tuy nhiên những loại như sữa chua, váng sữa thì chỉ vài tuần đến vài tháng.


Do đó việc quản lý hàng tồn là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chọn những đại lý có chính sách đổi hàng khi gần hết hạn sử dụng.

5. Lợi nhuận đến từ nguồn nào?

Về cơ bản lợi nhuận của mở đại lý sữa đến từ hai nguồn chính.


Nguồn đầu tiên là chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm. Mỗi nhà cung cấp sẽ có mức chiết khấu khác nhau, nếu sản phẩm có chiết khấu cao thì khi bán bạn sẽ được lời nhiều hơn.


Ngoài ra lợi nhuận còn đến từ việc trưng bày sản phẩm trong các gian hàng. Luôn có những gian hàng nổi bật, dễ lấy đối với khách hàng. Ví dụ như kệ ở giữa có sức mua lớn hơn các kệ các khác đến 50%.

Những nhà cung cấp sản phẩm mong muốn bán được nhiều hơn sẽ trả thêm “hoa hồng” để bạn trưng bày sản phẩm của họ ở nơi đắc địa nhất.

6. Phải đóng những loại thuế nào khi mở đại lý sữa?

Có khá nhiều loại thuế bạn cần cân nhắc khi bắt đầu kinh doanh đại lý sữa, tiêu biểu là những loại thuế sau.

  • Thuế môn bài: Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký ban đầu của cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh  mặt hàng sữa, quy mô để tính thuế. Nếu đăng ký kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì chỉ phải đóng 50% số thuế.
  • Thuế giá trị gia tăng: Chỉ đóng khi doanh nghiệp có đăng kí thuế GTGT. Đơn hàng thông thường không phải nộp.
  • Thuế thu nhập: Doanh nghiệp và cá nhân đều phải kê khai nộp thuế theo từng quý, từng năm. Ngoài ra, bạn còn phải tính đến các loại thuế khác như thuế đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…


Đây là công việc kinh doanh vô cùng hấp dẫn để theo đuổi. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc những lưu ý trên đây. Nếu bạn có ý định mở đại lý sữa, hy vọng bài chia sẻ từ AhaMove sẽ giúp ích cho bạn.

 2,023 total views