AhaForest: Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng

d-ahamove-tools-images-blog-min-png

Rừng tự nhiên ở nước ta ngày càng suy giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trung bình, mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430 ha rừng. Chính điều này đã kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đến chính cuộc sống, tính mạng và của cải của con người.

Thực trạng đáng báo động tại những cánh rừng của Việt Nam

Chúng ta phải nhìn vào 1 thực tế đáng báo động rằng, những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam ngày càng giảm mạnh, chất lượng bị suy thoái nặng nề.


Số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp cho biết những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở nước ta ngày càng suy giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích rừng bị thiệt hại ước tính hơn 22.800 ha, trong đó, diện tích rừng bị cháy khoảng 13.700 ha, còn lại do bị chặt phá trái phép. Trong 4 năm từ 2016 – 2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283 ha. Như vậy, trung bình mỗi năm, Việt Nam mất 2.430 ha rừng.


2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527 ha. Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất.

Nạn chặt phá rừng trái phép diễn ra tại nhiều nơi

Tây Nguyên được coi là trọng điểm của tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật. Theo 1 số liệu được công bố vào năm 2019, tổng diện tích đất có rừng của Tây Nguyên là khoảng 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng của cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng đạt ~46%. Chỉ trong khoảng thời gian 2019 – giữa 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện tới gần 5.000 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, thu giữ 9.898m3 gỗ các loại.

Rừng suy thoái, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng

Có lẽ chúng ta đều nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà nạn suy thoái rừng đem tới.


Nghiên cứu của Quỹ châu Á trong 20 năm qua chỉ ra rằng, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia phải chịu rủi ro thiên tai lớn nhất toàn cầu, ước tính thiệt hại chiếm tới 1,5% GDP hàng năm. Hậu quả của việc rừng bị tàn phá là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng cao, lũ quét, sạt lở… diễn ra ngày càng thường xuyên và nặng nề hơn.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, thậm chí tính mạng, tài sản của người dân, tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, kinh tế của đất nước.


Nạn chặt phá rừng gây ra sự suy giảm thảm thực vật tại lưu vực, khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ làm mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi có mưa lớn. hệ quả khiến mưa bão, lũ lụt xảy ra trầm trọng hơn, cường độ nước lũ dâng cao hơn và nhanh hơn.


Ngoài ra, rừng còn là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm trong tự nhiên. Việc mất đi môi trường sống khiến các loài vật này bị đe dọa, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngày càng lớn.

Hãy hành động ngay từ bây giờ, cùng Ahamove trong một chiến dịch đặc biệt

“AhaForest: Giao đơn nhỏ, gieo mầm xanh” là một dự án môi trường đặc biệt được triển khai bởi Ahamove, với mục tiêu trồng 5000 cây xanh tại rừng tự nhiên. Hãy tham gia cùng chúng tôi để góp CÂY về cho RỪNG chỉ bằng những đơn hàng vô cùng quen thuộc và nhỏ bé.

Cách thức rất đơn giản: Bạn chỉ cần tham gia trò chơi AhaForest trên ứng dụng giao hàng Ahamove và làm nhiệm vụ trồng cây. Khi cây “ảo” của bạn đạt cấp độ 40, Ahamove sẽ quy đổi thành 1 cây “thật” để trồng tại rừng tự nhiên – Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.


>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết game AhaForest


AhaForest với sự đồng hành của Phạm Đình Thái Ngân, Long Chun, Joy Foundation, Her và đặc biệt là sự chung sức của hàng ngàn khách hàng, đối tác Ahamove khắp 3 miền chắc chắn sẽ đem những cây xanh quý giá về cho rừng. Hãy hành động vì cuộc sống của chính chúng ta!


Trân trọng,

Đội ngũ Ahamove.

 741 total views